Tôi thấy một số trang rất hấp dẫn, sau đây tôi xin up lên để các bạn tiện vào xem và tìm hiểu. Có lưu ý là nếu các bạn biết dùng công cụ tool Dịch của google thì các bạn không phải dịch nữa mà chỉ cần đọc và thuần ngữ cho linh hoạt và dễ hiểu là được rồi.
http://www.itclearning.com : Nói và chỉ dẫn chi tiết và rất hợp với ngành Cơ Điện.
Tôi sẽ up liên tục. Để mình tim thêm nữa nhe.
2ukhai
only poor but don't sad:)
Hãy làm gì bạn thấy vui (*-*)
Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010
Khí nén ứng dụng trong một số xe oto tải
Mình tìm hiểu và thấy hay nên tập hợp thành bài viết. Các bạn tìm hiêu nhe!
KHẢO SÁT DẪN ĐỘNG PHANH KHÍ NÉN XE TẢI NẶNG
1 Bố trí chung của dẫn động phanh
Như đã nêu ở ở một số bài viết trên diễn đàn, xe vận tải nặng thường sử dụng hệ thống phanh dẫn động kiểu khí nén để khai thác triệt để những ưu điểm chính của dẫn động khí nén là điều khiển phanh nhẹ nhàng và tạo được áp lực phanh (momen phanh) lớn ở cơ cấu phanh bánh xe.
Nói chung, sơ đồ dẫn động phanh khí nén các xe vận tải ngày nay của các nước tiên tiến trên thế giới đều thoả mãn những yêu cầu rất khắt khe mà một hệ thống phanh hiện đại cần phải đạt được .
Khi phân tích sơ đồ dẫn động phanh khí nén của ôtô các nứớc Nga, Đức, Hàn quốc, Mỹ, Nhật ..ta thấy chúng đều có một kết cấu chung đó là:
* Gồm nhiều hệ thống : phanh chính (phanh chân), phanh dự phòng, phanh dừng (phanh tay), phanh bổ trợ;
* Hệ thống phanh chân được tách thành các mạch độc lập (và có ít nhất từ hai mạch trở lên)
* Dẫn động phanh rơmoóc là kiểu dẫn động hai dòng:
Dòng cung cấp và dòng điều khiển.
Trong một số trường hợp, để tận dụng hết các rơmoóc có dẫn động điều khiển kiểu “tác động ngược”, trên sơ đồ dẫn động phanh rơmoóc còn có thêm một đường dẫn dự phòng chuyên dùng, khi phải làm việc với rơmoóc kiểu cũ này (họ xe Kamaz).
Sơ đồ kết cấu chung của dẫn động phanh khí nén các ôtô vận tải nặng cho trên hình 1.
Sơ đồ dẫn động chung bao gồm: hệ thống phanh chân, phanh tay, phanh bổ trợ, phanh dự phòng. Ngoài ra trong hệ thống còn có kết cấu để xả phanh khẩn cấp và các đường cung cấp khí nén cho rơmoóc hoặc bán rơmoóc.
Phanh chân được tách thành hai mạch độc lập.
Cơ cấu phanh có trên tất cả các bánh xe và là cơ cấu chung cho cả phanh chân, phanh tay và phanh dự phòng.
Hệ thống có năm mạch nhánh hoạt động độc lập. Khí nén từ máy nén khí 1 qua van điều chỉnh áp suất 2 cung cấp năng lượng cho cả năm mạch nhánh riêng biệt này.
Hình 1-Sơ đồ nguyên lý chung của dẫn động phanh khí nén .
1-Máy nén khí 2-Bộ khử ẩm và chống đông 3-Van bảo vệ 2 ngã 4, 5, 6-Bình chứa khí nén 7- Van xả phanh khẩn cấp 8-Nút nhấn phanh bổ trợ 9-Các xi lanh 10-Van cắt nhiên liệu 11-Đầu nối 12-Khoá 13- Van 14-Bầu phanh sau 15-Van phanh tay 16-Van bảo vệ 3 ngã 17-Bộ điều hoà lực phanh 18-Tổng van phanh 19-Bầu phanh trước 20-Áp kế hai kim .
· Mạch nhánh thứ nhất:
Dẫn động cho phanh chân cầu trước gồm bình chứa 3, khoang trên tồng phanh hai tầng 18 và các bầu phanh bánh xe cầu trước 19.
*Mạch nhánh thứ hai :
Dẫn động phanh chân các bánh xe cầu giữavà cầu sau, bao gồm bình chứa 4, khoang dưới của tổng van phanh 18, bộ điều hoà lực phanh 17 và các bầu phanh 14 (loại có bình tích năng kiểu lò xo). Áp suất khí nén từ các bình chứa tới van tổng phanh 18 được kiểm soát bằng đồng hồ đo (20)kiểu kép: nửa trên kiểm soát mạch I và nửa dưới kiểm soát mạch II. Hoạt động phanh do tác động trực tiếp của người lái lên bàn đạp phanh, điều khiển việc đóng mở mạch. Khí nén sẽ từ các bình chứa riêng biệt đi qua các cụm van trung gian đến bầu phanh (khi phanh) hoặc xả từ bầu phanh ra khí trời qua các cụm van trung gian và tổng phanh (khi thôi phanh).
Các cụm van đều là các van tuỳ động, hoạt động tuỳ thuộc vào sự điều khiển của người lái.
*-Mạch nhánh thứ ba :
Dẫn động cho phanh tay và phanh dự phòng; bao gồm bình chứa 5, van phanh tay 15 có cần điều khiển bằng tay và bầu phanh 14 (có phần lò xo tích năng lượng). Nguồn cung cấp khí nén dẫn động cho rơmoóc sẽ lấy từ mạch nhánh này qua van 13, khoá 12 đến đầu nối 11. Vì nhánh 3 dẫn động cho cả phanh tay và phanh dự phòng nên van phanh tay15 có hai chế độ làm việc. Khi cần điều khiển ở 2 vị trí ngoài cùng đã được định vị sẵn_ ứng với trường hợp phanh tay; Khi cần điều khiển ở khoảng trung gian giữa 2 vị trí đã định vị_ứng với việc điều khiển phanh dự phòng.
Khi không phanh (tay), khí nén sẽ được dẫn đến bình tích năng để nén các lò xo. Và khi phanh, khí nén sẽ được xả ra ngoài khí trời để giải phóng lò xo, tạo áp lực phanh lên các cơ cấu phanh bánh xe.
Các xe vận tải nặng ngày nay chỉ sử dụng bầu phanh tích năng ở các bánh xe cầu sau hoặc ở cầu giữa và sau, mà không dùng cho mạch dẫn động cầu trước. Lực phanh (và momen phanh) được tạo ra trong trường hợp này bằng năng lượng của lò xo (năng lượng cơ khí) vì vậy có thể giữ xe đứng tại chỗ trong thời gian dài, không phụ thuộc vào sự có mặt (hoặc không) của người lái. Phanh dự phòng có tác dụng trên các bánh xe cầu giữa và cầu sau, thay thế cho phanh chân khi bị hỏng, và là hệ thống hoạt động tuỳ động.
*-Mạch nhánh thứ tư :
Điều khiển phanh bổ trợ; bao gồm bình chứa 6, van đóng mở bằng chân 8, các xilanh 9 dẫn động khí nén cho phanh bổ trợ và xilanh 10 để ngắt đường cung cấp nhiên liệu cho bơm cao áp . Người lái sẽ kiểm soát được áp suất khí nén trong các bình chứa bằng đèn tín hiệu đặt trên bảng đồng hồ. Phanh bổ trợ được sử dụng khi xe phải đi xuống các dốc dài, nhờ đó mà giảm tải đáng kể cho phanh chính .
*-Mạch nhánh thứ năm :
Để nhả phanh khẩn cấp, bao gồm van điều khiển 7 kiểu nút nhấn và phần bầu phanh tích năng 14. Khi có sự cố làm cho khí nén trong mạch dẫn động phanh tay bị xả ra ngoài khí trời, phanh tay sẽ làm việc ngoài ý muốn của người lái. Nhờ van 7, khí nén sẽ được cung cấp cho bầu tích năng từ một nguồn khác, do vậy mà xe không bị bó phanh (tay).
2-Một số sơ đồ dẫn động phanh khí nén điển hình của ôtô tải nặng
a. Dẫn động phanh họ xe MAZ
Ôtô vận tải MAZ do Belarus sản xuất vào đầu những năm 2000, là loại xe vận tải nặng (bao gồm cả xe đầu kéo), có biệt danh là “cải tổ”. Tải trọng của xe đoàn từ 20 đến 25 tấn; trọng lượng toàn bộ xe (30÷40 ) tấn. Xe được sử dụng để chạy trên các loại đường cao tốc. Tốc độ tối đa của xe là 95 km/g.
Hệ thống phanh của họ xe MAZ cho trên hình 2
Về cơ bản, sơ đồ kết cấu của xe dẫn động phanh MAZ không khác với sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh (hình 1). Để đảm bảo cho các mạch nhánh trong hệ thống là mạch độc lập triệt để, tại phần nguồn có van bảo vệ một ngã 7, bảo vệ cho mạch phanh dự phòng và mạch phanh rơmoóc, van bảo vệ hai ngã 5 và tổng phanh 2 tầng 18 để tách mạch phanh chân cầu trước với mạch phanh chân các cầu giữa và cầu sau.
Hình 2-Sơ đồ dẫn động phanh xe tải nặng MAZ
1-Máy nén khí 2-Lọc cặn 3-Bộ điều chỉnh áp suất 4-Bình chứa 5-Van bảo vệ hai ngã 6-Van kiểm tra áp suất đầu ra 7-Van bảo vệ một ngã 8, 9-Bình chứa 11-Van điều khiển phanh bổ trợ 12-Xi lanh ngắt cung cấp 13-Xi lanh điều khiển lực 14-Van 1 chiều 15-Van điều khiển phanh moóc hai dòng 16-Van điều khiển phanh moóc 1 dòng 17-Van điều khiển phanh tay 18-Van tổng phanh 19-Van tăng tốc 20-Bộ điều hoà lực phanh 21-Bầu phanh sau 22-Bầu phanh trước 23-Van thoát khí hai ngã 24-Van cho dẫn động 1 dòng 25-Đầu nối 26-Bộ chống đông 27-Cảm biến 28-Van xả cặn
b. Dẫn động phanh xe.tải nặng Kamaz.
Hình 3 – Sơ đồ dẫn động phanh xe tải Kamax 5320
Dẫn động phanh khí nén bao gồm hệ thống cung cấp khí nén và 6 đường dẫn động khí nén đảm bảo dẫn động độc lập cho phanh chân ở các bánh xe trước và rơmoóc, phanh tay, phanh dự phòng và rơmoóc (bán rơmóc ), bướm phanh động cơ chậm dần của hệ thống phanh phụ trợ và cung cấp khí nén cho các phụ tải khác, hệ thống nhả phanh sự cố ở hệ thống phanh tay, phanh rơmoóc ( tương ứng với các đường I, II, III, IV, V, VI ).
Bốn đường đầu ( I, II, III, IV ) có bình chứa khí riêng, trước bình chứa khí có lắp van bảo vệ hai ngã và bảo vệ ba ngã làm việc độc lập với nhau. Khi có xuất hiện hư hỏng, các van này được điều chỉnh sao cho nạp khí đầu tiên là vào bình chứa dẫn động đường phanh tay, phanh dự phòng, sau đó mới tới các bình chứa ở các đường còn lại của hệ thống phanh. Để cung cấp khí nén cho đường V người ta sử dụng bình chứa của đường I và II, còn cung cấp cho đường VI sử dụng bình chứa khí của đường III.
Sơ đồ nguyên lí dẫn động phanh khí nén của xe Kamaz -5320 được trình bày ở hình 3.
2ukhai
KHẢO SÁT DẪN ĐỘNG PHANH KHÍ NÉN XE TẢI NẶNG
1 Bố trí chung của dẫn động phanh
Như đã nêu ở ở một số bài viết trên diễn đàn, xe vận tải nặng thường sử dụng hệ thống phanh dẫn động kiểu khí nén để khai thác triệt để những ưu điểm chính của dẫn động khí nén là điều khiển phanh nhẹ nhàng và tạo được áp lực phanh (momen phanh) lớn ở cơ cấu phanh bánh xe.
Nói chung, sơ đồ dẫn động phanh khí nén các xe vận tải ngày nay của các nước tiên tiến trên thế giới đều thoả mãn những yêu cầu rất khắt khe mà một hệ thống phanh hiện đại cần phải đạt được .
Khi phân tích sơ đồ dẫn động phanh khí nén của ôtô các nứớc Nga, Đức, Hàn quốc, Mỹ, Nhật ..ta thấy chúng đều có một kết cấu chung đó là:
* Gồm nhiều hệ thống : phanh chính (phanh chân), phanh dự phòng, phanh dừng (phanh tay), phanh bổ trợ;
* Hệ thống phanh chân được tách thành các mạch độc lập (và có ít nhất từ hai mạch trở lên)
* Dẫn động phanh rơmoóc là kiểu dẫn động hai dòng:
Dòng cung cấp và dòng điều khiển.
Trong một số trường hợp, để tận dụng hết các rơmoóc có dẫn động điều khiển kiểu “tác động ngược”, trên sơ đồ dẫn động phanh rơmoóc còn có thêm một đường dẫn dự phòng chuyên dùng, khi phải làm việc với rơmoóc kiểu cũ này (họ xe Kamaz).
Sơ đồ kết cấu chung của dẫn động phanh khí nén các ôtô vận tải nặng cho trên hình 1.
Sơ đồ dẫn động chung bao gồm: hệ thống phanh chân, phanh tay, phanh bổ trợ, phanh dự phòng. Ngoài ra trong hệ thống còn có kết cấu để xả phanh khẩn cấp và các đường cung cấp khí nén cho rơmoóc hoặc bán rơmoóc.
Phanh chân được tách thành hai mạch độc lập.
Cơ cấu phanh có trên tất cả các bánh xe và là cơ cấu chung cho cả phanh chân, phanh tay và phanh dự phòng.
Hệ thống có năm mạch nhánh hoạt động độc lập. Khí nén từ máy nén khí 1 qua van điều chỉnh áp suất 2 cung cấp năng lượng cho cả năm mạch nhánh riêng biệt này.
Hình 1-Sơ đồ nguyên lý chung của dẫn động phanh khí nén .
1-Máy nén khí 2-Bộ khử ẩm và chống đông 3-Van bảo vệ 2 ngã 4, 5, 6-Bình chứa khí nén 7- Van xả phanh khẩn cấp 8-Nút nhấn phanh bổ trợ 9-Các xi lanh 10-Van cắt nhiên liệu 11-Đầu nối 12-Khoá 13- Van 14-Bầu phanh sau 15-Van phanh tay 16-Van bảo vệ 3 ngã 17-Bộ điều hoà lực phanh 18-Tổng van phanh 19-Bầu phanh trước 20-Áp kế hai kim .
· Mạch nhánh thứ nhất:
Dẫn động cho phanh chân cầu trước gồm bình chứa 3, khoang trên tồng phanh hai tầng 18 và các bầu phanh bánh xe cầu trước 19.
*Mạch nhánh thứ hai :
Dẫn động phanh chân các bánh xe cầu giữavà cầu sau, bao gồm bình chứa 4, khoang dưới của tổng van phanh 18, bộ điều hoà lực phanh 17 và các bầu phanh 14 (loại có bình tích năng kiểu lò xo). Áp suất khí nén từ các bình chứa tới van tổng phanh 18 được kiểm soát bằng đồng hồ đo (20)kiểu kép: nửa trên kiểm soát mạch I và nửa dưới kiểm soát mạch II. Hoạt động phanh do tác động trực tiếp của người lái lên bàn đạp phanh, điều khiển việc đóng mở mạch. Khí nén sẽ từ các bình chứa riêng biệt đi qua các cụm van trung gian đến bầu phanh (khi phanh) hoặc xả từ bầu phanh ra khí trời qua các cụm van trung gian và tổng phanh (khi thôi phanh).
Các cụm van đều là các van tuỳ động, hoạt động tuỳ thuộc vào sự điều khiển của người lái.
*-Mạch nhánh thứ ba :
Dẫn động cho phanh tay và phanh dự phòng; bao gồm bình chứa 5, van phanh tay 15 có cần điều khiển bằng tay và bầu phanh 14 (có phần lò xo tích năng lượng). Nguồn cung cấp khí nén dẫn động cho rơmoóc sẽ lấy từ mạch nhánh này qua van 13, khoá 12 đến đầu nối 11. Vì nhánh 3 dẫn động cho cả phanh tay và phanh dự phòng nên van phanh tay15 có hai chế độ làm việc. Khi cần điều khiển ở 2 vị trí ngoài cùng đã được định vị sẵn_ ứng với trường hợp phanh tay; Khi cần điều khiển ở khoảng trung gian giữa 2 vị trí đã định vị_ứng với việc điều khiển phanh dự phòng.
Khi không phanh (tay), khí nén sẽ được dẫn đến bình tích năng để nén các lò xo. Và khi phanh, khí nén sẽ được xả ra ngoài khí trời để giải phóng lò xo, tạo áp lực phanh lên các cơ cấu phanh bánh xe.
Các xe vận tải nặng ngày nay chỉ sử dụng bầu phanh tích năng ở các bánh xe cầu sau hoặc ở cầu giữa và sau, mà không dùng cho mạch dẫn động cầu trước. Lực phanh (và momen phanh) được tạo ra trong trường hợp này bằng năng lượng của lò xo (năng lượng cơ khí) vì vậy có thể giữ xe đứng tại chỗ trong thời gian dài, không phụ thuộc vào sự có mặt (hoặc không) của người lái. Phanh dự phòng có tác dụng trên các bánh xe cầu giữa và cầu sau, thay thế cho phanh chân khi bị hỏng, và là hệ thống hoạt động tuỳ động.
*-Mạch nhánh thứ tư :
Điều khiển phanh bổ trợ; bao gồm bình chứa 6, van đóng mở bằng chân 8, các xilanh 9 dẫn động khí nén cho phanh bổ trợ và xilanh 10 để ngắt đường cung cấp nhiên liệu cho bơm cao áp . Người lái sẽ kiểm soát được áp suất khí nén trong các bình chứa bằng đèn tín hiệu đặt trên bảng đồng hồ. Phanh bổ trợ được sử dụng khi xe phải đi xuống các dốc dài, nhờ đó mà giảm tải đáng kể cho phanh chính .
*-Mạch nhánh thứ năm :
Để nhả phanh khẩn cấp, bao gồm van điều khiển 7 kiểu nút nhấn và phần bầu phanh tích năng 14. Khi có sự cố làm cho khí nén trong mạch dẫn động phanh tay bị xả ra ngoài khí trời, phanh tay sẽ làm việc ngoài ý muốn của người lái. Nhờ van 7, khí nén sẽ được cung cấp cho bầu tích năng từ một nguồn khác, do vậy mà xe không bị bó phanh (tay).
2-Một số sơ đồ dẫn động phanh khí nén điển hình của ôtô tải nặng
a. Dẫn động phanh họ xe MAZ
Ôtô vận tải MAZ do Belarus sản xuất vào đầu những năm 2000, là loại xe vận tải nặng (bao gồm cả xe đầu kéo), có biệt danh là “cải tổ”. Tải trọng của xe đoàn từ 20 đến 25 tấn; trọng lượng toàn bộ xe (30÷40 ) tấn. Xe được sử dụng để chạy trên các loại đường cao tốc. Tốc độ tối đa của xe là 95 km/g.
Hệ thống phanh của họ xe MAZ cho trên hình 2
Về cơ bản, sơ đồ kết cấu của xe dẫn động phanh MAZ không khác với sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh (hình 1). Để đảm bảo cho các mạch nhánh trong hệ thống là mạch độc lập triệt để, tại phần nguồn có van bảo vệ một ngã 7, bảo vệ cho mạch phanh dự phòng và mạch phanh rơmoóc, van bảo vệ hai ngã 5 và tổng phanh 2 tầng 18 để tách mạch phanh chân cầu trước với mạch phanh chân các cầu giữa và cầu sau.
Hình 2-Sơ đồ dẫn động phanh xe tải nặng MAZ
1-Máy nén khí 2-Lọc cặn 3-Bộ điều chỉnh áp suất 4-Bình chứa 5-Van bảo vệ hai ngã 6-Van kiểm tra áp suất đầu ra 7-Van bảo vệ một ngã 8, 9-Bình chứa 11-Van điều khiển phanh bổ trợ 12-Xi lanh ngắt cung cấp 13-Xi lanh điều khiển lực 14-Van 1 chiều 15-Van điều khiển phanh moóc hai dòng 16-Van điều khiển phanh moóc 1 dòng 17-Van điều khiển phanh tay 18-Van tổng phanh 19-Van tăng tốc 20-Bộ điều hoà lực phanh 21-Bầu phanh sau 22-Bầu phanh trước 23-Van thoát khí hai ngã 24-Van cho dẫn động 1 dòng 25-Đầu nối 26-Bộ chống đông 27-Cảm biến 28-Van xả cặn
b. Dẫn động phanh xe.tải nặng Kamaz.
Hình 3 – Sơ đồ dẫn động phanh xe tải Kamax 5320
Dẫn động phanh khí nén bao gồm hệ thống cung cấp khí nén và 6 đường dẫn động khí nén đảm bảo dẫn động độc lập cho phanh chân ở các bánh xe trước và rơmoóc, phanh tay, phanh dự phòng và rơmoóc (bán rơmóc ), bướm phanh động cơ chậm dần của hệ thống phanh phụ trợ và cung cấp khí nén cho các phụ tải khác, hệ thống nhả phanh sự cố ở hệ thống phanh tay, phanh rơmoóc ( tương ứng với các đường I, II, III, IV, V, VI ).
Bốn đường đầu ( I, II, III, IV ) có bình chứa khí riêng, trước bình chứa khí có lắp van bảo vệ hai ngã và bảo vệ ba ngã làm việc độc lập với nhau. Khi có xuất hiện hư hỏng, các van này được điều chỉnh sao cho nạp khí đầu tiên là vào bình chứa dẫn động đường phanh tay, phanh dự phòng, sau đó mới tới các bình chứa ở các đường còn lại của hệ thống phanh. Để cung cấp khí nén cho đường V người ta sử dụng bình chứa của đường I và II, còn cung cấp cho đường VI sử dụng bình chứa khí của đường III.
Sơ đồ nguyên lí dẫn động phanh khí nén của xe Kamaz -5320 được trình bày ở hình 3.
2ukhai
Bình tích năng về khí nén
Sau đây là bài học về bình tích năng trong thủy lực hay cũng như là khí nén, vì về cơ bản nó cùng có một nguyên lý hoạt động như nhau.
Bình tích áp thủy lực còn được gọi là bình tích năng hay acqui thủy lực. Cái này khi cài đặt vào hệ thống thuỷ lực nếu áp suất của hệ thống vượt qua một giá trị nào đó( cái này do ta đặt cho bình tích áp) thì chất lỏng áp suất cao sẽ được tích vào bình tích áp đồng thời làm giảm áp suất cho hệ thống thuỷ lực và năng lượng được tích vào bình tích áp này có thể được dùng lại cho hệ thống. Như vậy bình tích năng có tác dụng:
1. Giúp cho hệ thống thuỷ lực làm việc êm hơn đảm bảo an toan cho hệ thống.
2. Tiết kiệm năng lượng làm hiệu suất của hệ thống tăng lên.
Bình tích (trữ) áp thường gặp hai loại chính với tính năng như sau:
1- Tích Lưu lượng dư trong chu trình hoạt động của máy để sử dụng trong mục đích khác. Loại này có kết cấu dạng túi cao su chứa trong vỏ bình thép (bladder) hoặc ống trụ (piston). Nó hay sử dụng trong các máy ép nhựa, đột dập kim loại, máy ép gạch...
2- Tích Áp suất: Loại này thường có kết cấu kiểu màng trong vỏ cầu kim loại và hay sử dụng trong các cơ cấu kẹp giữ, phanh hoặc bổ sung rò rỉ dầu.
Kết cấu nói chung của bình tích áp bao gồm vỏ bình bằng thép chịu được áp suất cao. Bên trong bình được ngăn cách làm hai phần: một phần được liên thông với cửa dầu thủy lực vào/ra. Một phần được nạp đầy khí Ni-tơ với một áp suất nhất định và được bịt kín. Một lượng dầu thủy lực sẽ được dẫn vào trong vỏ bình qua cửa dầu và sẽ ép (nén) khí Ni-tơ trong bình lại tới một áp suất giới hạn. Khi hệ thống thủy lực có nhu cầu về lưu lượng hoặc áp suất (nhỏ hơn lưu lượng/áp suất đã được tích ở trong bình), nó có thể lấy ra từ bình tích áp. Như vậy, để cho chính xác nhất phải gọi là bình tích năng (Năng = Năng lượng = Áp suất x Lưu lượng).
Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình nạp và xả dầu thủy lực của bình tích năng (hàng trên là bình tích kiểu túi; hàng dưới là bình tích kiểu piston)
Nguyên lý hoạt động của bình tích năng dạng túi:
Kết cấu bình tích dạng túi:
1- Valve nạp khí 2- Vỏ bình 3- Túi cao su 4- Valve nấm chống trào ngược (túi cao su) 5- Cổ bình (nối với đường dầu)
Bình tích để bù áp suất:
Bình tích áp làm nguồn dự phòng khi nguồn cấp chính bị sự cố:
Bình tích áp để giảm "sốc" do áp suất thủy lực
Bình tích áp làm ổn định áp suất làm việc
2ukhai
Bình tích áp thủy lực còn được gọi là bình tích năng hay acqui thủy lực. Cái này khi cài đặt vào hệ thống thuỷ lực nếu áp suất của hệ thống vượt qua một giá trị nào đó( cái này do ta đặt cho bình tích áp) thì chất lỏng áp suất cao sẽ được tích vào bình tích áp đồng thời làm giảm áp suất cho hệ thống thuỷ lực và năng lượng được tích vào bình tích áp này có thể được dùng lại cho hệ thống. Như vậy bình tích năng có tác dụng:
1. Giúp cho hệ thống thuỷ lực làm việc êm hơn đảm bảo an toan cho hệ thống.
2. Tiết kiệm năng lượng làm hiệu suất của hệ thống tăng lên.
Bình tích (trữ) áp thường gặp hai loại chính với tính năng như sau:
1- Tích Lưu lượng dư trong chu trình hoạt động của máy để sử dụng trong mục đích khác. Loại này có kết cấu dạng túi cao su chứa trong vỏ bình thép (bladder) hoặc ống trụ (piston). Nó hay sử dụng trong các máy ép nhựa, đột dập kim loại, máy ép gạch...
2- Tích Áp suất: Loại này thường có kết cấu kiểu màng trong vỏ cầu kim loại và hay sử dụng trong các cơ cấu kẹp giữ, phanh hoặc bổ sung rò rỉ dầu.
Kết cấu nói chung của bình tích áp bao gồm vỏ bình bằng thép chịu được áp suất cao. Bên trong bình được ngăn cách làm hai phần: một phần được liên thông với cửa dầu thủy lực vào/ra. Một phần được nạp đầy khí Ni-tơ với một áp suất nhất định và được bịt kín. Một lượng dầu thủy lực sẽ được dẫn vào trong vỏ bình qua cửa dầu và sẽ ép (nén) khí Ni-tơ trong bình lại tới một áp suất giới hạn. Khi hệ thống thủy lực có nhu cầu về lưu lượng hoặc áp suất (nhỏ hơn lưu lượng/áp suất đã được tích ở trong bình), nó có thể lấy ra từ bình tích áp. Như vậy, để cho chính xác nhất phải gọi là bình tích năng (Năng = Năng lượng = Áp suất x Lưu lượng).
Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình nạp và xả dầu thủy lực của bình tích năng (hàng trên là bình tích kiểu túi; hàng dưới là bình tích kiểu piston)
Nguyên lý hoạt động của bình tích năng dạng túi:
Kết cấu bình tích dạng túi:
1- Valve nạp khí 2- Vỏ bình 3- Túi cao su 4- Valve nấm chống trào ngược (túi cao su) 5- Cổ bình (nối với đường dầu)
Bình tích để bù áp suất:
Bình tích áp làm nguồn dự phòng khi nguồn cấp chính bị sự cố:
Bình tích áp để giảm "sốc" do áp suất thủy lực
Bình tích áp làm ổn định áp suất làm việc
2ukhai
Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010
Bạn cần những gì để trở thành một webmaster ?
Đó là câu hỏi lớn đặt ta ko chỉ với riêng mình tôi và còn đối với tất cả những ai đang quản trị các website hoặc những viên viên mong muốn trở thành những nhà quản trị web giỏi. Chúng ta cần những yếu tố nào để làm tốt nghề webmaster này? Mong muốn được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp, giao lưu thông tin với các bạn.Hy vọng các bạn - những người có cùng sở thích và đam mê cùng trao đổi câu hỏi lớn này.
Webmaster - Nhà quản lý giấu mặt
Đảm bảo sự vận hành trơn tru cho website, kịp thời giải đáp thắc mắc của khách hàng trực tuyến là những công việc thường nhật của webmaster. Ẩn mình đằng sau những trang web, công việc của họ là âm thầm nhưng vô cùng quan trọng.
Công việc của người quản trị website
Nhiều người đứng trước một ngành nghề mới đều không khỏi tò mò muốn biết công việc cụ thể của người làm việc. Webmaster là một công việc quản lý, có nhiều điểm tương đồng với những công việc quản lý khác nhưng cũng có những đặc trương riêng. Nhìn chung, công việc quản trị web bao gồm:
- Quản trị về kỹ thuật
- Quản trị về mặt nội dung
- Quản trị về mặt kinh doanh
Do tầm cỡ của các website rất khác nhau và lĩnh vực trên internet cũng hết sức đa dạng nên không thể nói công việc của người webmaster là cụ thể là làm việc gì. Ở những website nhỏ, webmaster có thể kiêm luôn công việc là người lập trình web, nhập liệu, nhưng ở những website lớn, có cơ sở dữ liệu lớn và thay đổi liên tục, người quản trị web không thể tự mình làm mọi thứ mà chỉ quản lý điều hành công việc chung, sao cho website ngày càng phát triển về chất cũng như lượng người truy cập.
Cần có những kiến thức gì để làm tốt công việc quản trị web?
Câu hỏi này cũng như câu hỏi làm thế nào để trở thành giám đốc. Không có trường lớp cụ thể nào đào tạo người ta làm giám đốc, nhưng để trở thành giám đốc giỏi thì phải học qua những trường lớp đào tạo quản lý và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Công việc của người quản trị web là điều hành cả về mặt kỹ thuật, nội dung lẫn kinh doanh cho website, anh ta có thể không giỏi trong từng mặt cụ thể nhưng hiểu rõ từng chi tiết của website là điều cần thiết.
- Webmaster thường xuất thân từ vị trí thiết kế, lập trình web hay từ vị trí biên tập viên. Webmaster cần có kiến thức về mạng, an ninh mạng và kỹ thuật mạng để giải quyết những vấn đề bảo mật hay công nghệ cho trang web. Đối với những website lớn, sắp xếp bố cục trang web, lập trình thiết kế web theo công nghệ nào, ngôn ngữ nào là vấn đề lớn. Làm sao cho trang web của mình phản ứng nhanh với nhu cầu người dùng mà vẫn an toàn, hiệu quả.
- Webmaster phải am hiểu về lĩnh vực mà website mình đang cung cấp. Có thể người quản trị web không có khả năng biên tập, nhưng phải hiểu rõ nội dung đang tải trên website, dịch vụ website mang đến cho khách hàng và tình cảm mà người dùng dành cho trang web. Từ đó có những thay đổi, cập nhật kịp thời về mặt nội dung, đáp ứng nhu cầu của người theo đúng sự phát triển của thị trường.
- Người quản trị web còn phải có khả năng quản lý. Chắc chắn một người không thể thông thạo và gánh vá nổi tất cả công việc để tạo nên một trang web, nên mỗi người, mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm một phần. Mảng lập trình, mảng thiết kế banner, mảng biên tập,... người quản trị web phải quản lý được tất cả những con người này và hướng họ làm việc theo đúng kế hoạch phát triển của website. Từ đó mang lại lợi nhuận cho trang web, cũng là lợi nhuận cho từng thành viên của trang web đó.
Con đường để trở thành một webmaster?
Nhìn vào công việc cụ thể mà webmaster phải đảm đương, không ai dám cho rằng đây là một nghề nhàn hạ dễ xơi. Đúng vậy, quản lý chưa bao giờ là việc dễ. Một số người đến với công việc webmaster qua trường lớp, nhưng nhiều người khác lại đến với công việc này thật tình cờ. Ngày nay, lương tháng của một webmaster cho một trang web loại khá, có tương tác người dùng hay nhằm mục đích kinh doanh là khá cao, có thể trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương này còn thay đổi tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của trang web.
Bạn không thể trở thành một webmaster với mức lương cao chót vót ngay trong một thời gian ngắn. Bạn cần thời gian để tích lũy kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm để có thể làm tốt với nghề. Hãy theo học những khóa học về công nghệ thông tin, quản trị mạng ở những địa chỉ đáng tin cậy trên Hiếu Học, làm tốt công việc của mình một vài năm, rồi học thêm nhiều khóa học khác về lập trình web, tích lũy thật nhiều kinh nghiệm, bắt đầu ở vị trí webmaster cho những trang web nhỏ. Sau vài năm, bạn sẽ có được vị trí cũng như mức lương mà nhiều người mong ước.
Nhìn chung, webmaster là một nghề mà điều kiện cần không nhất thiết phải gồm tấm bằng đại học. Nếu bạn là người yêu thích công nghệ thông tin, thường xuyên tìm hiểu về internet, có hoài bão làm chủ thế giới số, hãy bắt đầu ngay để thực hiện ước mơ của mình - trở thành webmaster chuyên nghiệp, một ngày nào đó, bạn sẽ quản lý trang web của riêng mình.
Webmaster - Nhà quản lý giấu mặt
Đảm bảo sự vận hành trơn tru cho website, kịp thời giải đáp thắc mắc của khách hàng trực tuyến là những công việc thường nhật của webmaster. Ẩn mình đằng sau những trang web, công việc của họ là âm thầm nhưng vô cùng quan trọng.
Công việc của người quản trị website
Nhiều người đứng trước một ngành nghề mới đều không khỏi tò mò muốn biết công việc cụ thể của người làm việc. Webmaster là một công việc quản lý, có nhiều điểm tương đồng với những công việc quản lý khác nhưng cũng có những đặc trương riêng. Nhìn chung, công việc quản trị web bao gồm:
- Quản trị về kỹ thuật
- Quản trị về mặt nội dung
- Quản trị về mặt kinh doanh
Do tầm cỡ của các website rất khác nhau và lĩnh vực trên internet cũng hết sức đa dạng nên không thể nói công việc của người webmaster là cụ thể là làm việc gì. Ở những website nhỏ, webmaster có thể kiêm luôn công việc là người lập trình web, nhập liệu, nhưng ở những website lớn, có cơ sở dữ liệu lớn và thay đổi liên tục, người quản trị web không thể tự mình làm mọi thứ mà chỉ quản lý điều hành công việc chung, sao cho website ngày càng phát triển về chất cũng như lượng người truy cập.
Cần có những kiến thức gì để làm tốt công việc quản trị web?
Câu hỏi này cũng như câu hỏi làm thế nào để trở thành giám đốc. Không có trường lớp cụ thể nào đào tạo người ta làm giám đốc, nhưng để trở thành giám đốc giỏi thì phải học qua những trường lớp đào tạo quản lý và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Công việc của người quản trị web là điều hành cả về mặt kỹ thuật, nội dung lẫn kinh doanh cho website, anh ta có thể không giỏi trong từng mặt cụ thể nhưng hiểu rõ từng chi tiết của website là điều cần thiết.
- Webmaster thường xuất thân từ vị trí thiết kế, lập trình web hay từ vị trí biên tập viên. Webmaster cần có kiến thức về mạng, an ninh mạng và kỹ thuật mạng để giải quyết những vấn đề bảo mật hay công nghệ cho trang web. Đối với những website lớn, sắp xếp bố cục trang web, lập trình thiết kế web theo công nghệ nào, ngôn ngữ nào là vấn đề lớn. Làm sao cho trang web của mình phản ứng nhanh với nhu cầu người dùng mà vẫn an toàn, hiệu quả.
- Webmaster phải am hiểu về lĩnh vực mà website mình đang cung cấp. Có thể người quản trị web không có khả năng biên tập, nhưng phải hiểu rõ nội dung đang tải trên website, dịch vụ website mang đến cho khách hàng và tình cảm mà người dùng dành cho trang web. Từ đó có những thay đổi, cập nhật kịp thời về mặt nội dung, đáp ứng nhu cầu của người theo đúng sự phát triển của thị trường.
- Người quản trị web còn phải có khả năng quản lý. Chắc chắn một người không thể thông thạo và gánh vá nổi tất cả công việc để tạo nên một trang web, nên mỗi người, mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm một phần. Mảng lập trình, mảng thiết kế banner, mảng biên tập,... người quản trị web phải quản lý được tất cả những con người này và hướng họ làm việc theo đúng kế hoạch phát triển của website. Từ đó mang lại lợi nhuận cho trang web, cũng là lợi nhuận cho từng thành viên của trang web đó.
Con đường để trở thành một webmaster?
Nhìn vào công việc cụ thể mà webmaster phải đảm đương, không ai dám cho rằng đây là một nghề nhàn hạ dễ xơi. Đúng vậy, quản lý chưa bao giờ là việc dễ. Một số người đến với công việc webmaster qua trường lớp, nhưng nhiều người khác lại đến với công việc này thật tình cờ. Ngày nay, lương tháng của một webmaster cho một trang web loại khá, có tương tác người dùng hay nhằm mục đích kinh doanh là khá cao, có thể trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương này còn thay đổi tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của trang web.
Bạn không thể trở thành một webmaster với mức lương cao chót vót ngay trong một thời gian ngắn. Bạn cần thời gian để tích lũy kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm để có thể làm tốt với nghề. Hãy theo học những khóa học về công nghệ thông tin, quản trị mạng ở những địa chỉ đáng tin cậy trên Hiếu Học, làm tốt công việc của mình một vài năm, rồi học thêm nhiều khóa học khác về lập trình web, tích lũy thật nhiều kinh nghiệm, bắt đầu ở vị trí webmaster cho những trang web nhỏ. Sau vài năm, bạn sẽ có được vị trí cũng như mức lương mà nhiều người mong ước.
Nhìn chung, webmaster là một nghề mà điều kiện cần không nhất thiết phải gồm tấm bằng đại học. Nếu bạn là người yêu thích công nghệ thông tin, thường xuyên tìm hiểu về internet, có hoài bão làm chủ thế giới số, hãy bắt đầu ngay để thực hiện ước mơ của mình - trở thành webmaster chuyên nghiệp, một ngày nào đó, bạn sẽ quản lý trang web của riêng mình.
Kinh Nghiệm Làm Giàu Của Những Người Do Thái
Ít hẳn ai biết người Do Thái hiện nay đang nắm mạch máu kinh tế của Mỹ và Thế Giới.Người Do Thái ở Mĩ chỉ chiếm khoảng 3% nhưng đã chiếm đến 20% số các nhà đại phú ở nước này.Sau khi đọc cuốn "10 BÍ QUYẾT LÀM GIÀU CỦA NGƯỞI DO THÁI" tôi thấy có những điều cần quan trọng cho những ai muốn làm giàu sau này
+thời kì đầu lập nghiệp bạn nên tìm 1 công ty mà bạn có khả năng học tập và trao đổi kinh nghiệm,các bạn hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có 2 mục đích để làm việc trong công ty là tìm 1 số vốn và học tập kinh nghiệm
1- Chúng ta phải biết đầu tư cho trang phục khi đi xin việc làm,1 trang phục hợp thời để xin vào làm 1 công ty tìm 1 nguồn để bắt đầu cho sự ngiệp làm giàu sau này
2-Sau khi làm trong công ty thì chúng ta nên làm việc chăm chỉ cẩn thận và nên học tập tác phong làm việc của những ông chủ hay của những bậc tiền bối trong công ty
3-khi làm trong công ty chúng ta phải luôn nghĩ đến lợi ích công ty làm đầu,quan sát tình hình quản lý công ty,mạnh dạn có những kiến nghị đổi mới công ty
4-Quan sát tình hình biến động thị trường trong nước và thế giới đưa ra những ý kiến đừng ngại khi đưa ra những ý kiến thảo luận với những bậc tiền bối nhờ chỉ điểm và coi đó là bài học kinh nghiệm
+Sau một thời gian làm nếu bạn có đủ 1 số vốn kha khá và có đủ tự tin để lập nghiệp riêng hay thành lập 1 công ty riêng thì bạn nên chú ý những vấn đề sau
1-Suy nghĩ chúng ta nên kinh doanh về cái gì?thị trường trong nước đang thiếu những gì?chọn địa điểm để xây dựng công ty
2-Chúng ta cần tìm 1 bạn cùng hợp tác làm ăn,nhưng khi chọn chúng ta cần phải chọn lựa kĩ càng những người có cùng một đích làm ăn với chúng ta và lấy quyền lợi của công ty là trên hết
3-phải biết chớp lấy thời cơ không nên ngồi chờ sung rụng,cơ hội đã đến chúng ta cần phải biết chớp lấy chấp nhận mạo hiểm để kím lời,rủi ro càng cao thì lợi ích càng lớn
4-Khi kinh doanh chúng ta nên lựa chọn kĩ càng,nên kinh doanh mặt hàng nào?mặt hàng nào đem lại lợi nhuận cao cho mình?
5-Sau khi đã tìm được mặt hàng kinh doanh chúng ta nên có những quyết sách táo bạo,dám nghĩ dám làm,dám cạnh tranh với các công ty lớn
6-1 công ty muốn lớn mạnh trước tiên phải có tổ chức quản lý lớn mạnh và chặt chẻ vì thế thường xuyên cải cách cơ chế và tổ chức quản lý,công phạt phân minh,thường xuyên quan tâm đến đời sống công nhân,đề cao tinh thần cạnh tranh trong công ty,nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình
7-tổ chức quản lý tốt chưa hẳn công ty đã đi lên chúng ta cần phải biết chú trọng nhân tài-"nhân tài là gốc của sự nghiệp làm giàu",
8- là một giám đốc chưa hẳn chúng ta cái gì cũng đúng,chúng ta phải biết tiếp thu kiến thức của những nhân viên trong công ty
9-Có những quyết sách táo bạo khác người,nhưng đó không phải là những ý kiến không suy nghĩ
10-sau khi đã xây dựng lên 1 công ty lớn mạnh,trước tiên chúng ta phải gan cạnh tranh với những công ty lớn để lấy dc thanh danh và khoa trương công ty của chúng ta sau đó việc thu phục các công ty nhỏ không thành vấn đề
11-phải biết biến thù thành bạn để có nhiều người đối tác với công ty,giúp công ty phát triển
12-kinh doanh luôn gắn liền với chính trị,chính trị là gốc của kinh doanh ,lấy chính trị để làm giàu,trong mọi việc làm chúng ta đều có thể làm giàu
+thời kì đầu lập nghiệp bạn nên tìm 1 công ty mà bạn có khả năng học tập và trao đổi kinh nghiệm,các bạn hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có 2 mục đích để làm việc trong công ty là tìm 1 số vốn và học tập kinh nghiệm
1- Chúng ta phải biết đầu tư cho trang phục khi đi xin việc làm,1 trang phục hợp thời để xin vào làm 1 công ty tìm 1 nguồn để bắt đầu cho sự ngiệp làm giàu sau này
2-Sau khi làm trong công ty thì chúng ta nên làm việc chăm chỉ cẩn thận và nên học tập tác phong làm việc của những ông chủ hay của những bậc tiền bối trong công ty
3-khi làm trong công ty chúng ta phải luôn nghĩ đến lợi ích công ty làm đầu,quan sát tình hình quản lý công ty,mạnh dạn có những kiến nghị đổi mới công ty
4-Quan sát tình hình biến động thị trường trong nước và thế giới đưa ra những ý kiến đừng ngại khi đưa ra những ý kiến thảo luận với những bậc tiền bối nhờ chỉ điểm và coi đó là bài học kinh nghiệm
+Sau một thời gian làm nếu bạn có đủ 1 số vốn kha khá và có đủ tự tin để lập nghiệp riêng hay thành lập 1 công ty riêng thì bạn nên chú ý những vấn đề sau
1-Suy nghĩ chúng ta nên kinh doanh về cái gì?thị trường trong nước đang thiếu những gì?chọn địa điểm để xây dựng công ty
2-Chúng ta cần tìm 1 bạn cùng hợp tác làm ăn,nhưng khi chọn chúng ta cần phải chọn lựa kĩ càng những người có cùng một đích làm ăn với chúng ta và lấy quyền lợi của công ty là trên hết
3-phải biết chớp lấy thời cơ không nên ngồi chờ sung rụng,cơ hội đã đến chúng ta cần phải biết chớp lấy chấp nhận mạo hiểm để kím lời,rủi ro càng cao thì lợi ích càng lớn
4-Khi kinh doanh chúng ta nên lựa chọn kĩ càng,nên kinh doanh mặt hàng nào?mặt hàng nào đem lại lợi nhuận cao cho mình?
5-Sau khi đã tìm được mặt hàng kinh doanh chúng ta nên có những quyết sách táo bạo,dám nghĩ dám làm,dám cạnh tranh với các công ty lớn
6-1 công ty muốn lớn mạnh trước tiên phải có tổ chức quản lý lớn mạnh và chặt chẻ vì thế thường xuyên cải cách cơ chế và tổ chức quản lý,công phạt phân minh,thường xuyên quan tâm đến đời sống công nhân,đề cao tinh thần cạnh tranh trong công ty,nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình
7-tổ chức quản lý tốt chưa hẳn công ty đã đi lên chúng ta cần phải biết chú trọng nhân tài-"nhân tài là gốc của sự nghiệp làm giàu",
8- là một giám đốc chưa hẳn chúng ta cái gì cũng đúng,chúng ta phải biết tiếp thu kiến thức của những nhân viên trong công ty
9-Có những quyết sách táo bạo khác người,nhưng đó không phải là những ý kiến không suy nghĩ
10-sau khi đã xây dựng lên 1 công ty lớn mạnh,trước tiên chúng ta phải gan cạnh tranh với những công ty lớn để lấy dc thanh danh và khoa trương công ty của chúng ta sau đó việc thu phục các công ty nhỏ không thành vấn đề
11-phải biết biến thù thành bạn để có nhiều người đối tác với công ty,giúp công ty phát triển
12-kinh doanh luôn gắn liền với chính trị,chính trị là gốc của kinh doanh ,lấy chính trị để làm giàu,trong mọi việc làm chúng ta đều có thể làm giàu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)